Hướng dẫn đăng ký và thi online chứng chỉ ISTQB Test Automation Engineer

Ngay từ ban đầu khi xác định thi chứng chỉ này thì mình cũng đã xác định luôn là sẽ không thể thi offline như các chứng chỉ Foundation và Advanced thông thường rồi. Không biết tương lai có phổ cập thêm ở các trung tâm tổ chức ôn và thi không, hi vọng là có thì các bạn sẽ có thể dễ dàng tiếp cận hơn. Ở bài viết này, mình vẫn chia sẻ quá trình đăng ký và thi online cho chứng chỉ này, các bạn cũng có thể tham khảo để đăng ký thi có các chứng chỉ khác nữa nếu có nhu cầu vì các bước nó cũng tương tự nhau thôi, hi vọng sẽ có chút hữu ích với các bạn đang quan tâm tìm hiểu.

Lựa chọn đơn vị cung cấp bài thi

Read More »

Mình đã tự ôn thi ISTQB Test Automation Engineer như thế nào

Bài trước mình có chia sẻ một chút về trải nghiệm thi và quan điểm bản thân xung quanh chứng chỉ ISTQB Automation, ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ kỹ hơn về quá trình ôn luyện của mình bao gồm các công việc liên quan đến việc chuẩn bị sẵn sàng các kiến thức cần thiết để đi thi. Còn việc chuẩn bị cho việc thi và đăng ký thi thì mình sẽ chia sẻ ở bài viết sau nhé!

Mỗi người sẽ có những phương pháp và kế hoạch học tập khác nhau, nên có thể phù hợp với mình mà không phù hợp với bạn và do đó chỉ mang tính chất tham khảo thôi nha.

Quá trình ôn luyện của mình tóm lược theo bốn bước lớn như dưới đây.

Read More »

Trải nghiệm thi và cầm trên tay chứng chỉ ISTQB Test Automation Engineer

Dân trong ngành ngày nay khi nhắc đến chứng chỉ dành cho tester thì ai mà không biết đến ISTQB thì quả thực là có hơi… thiếu sót tí nhỉ 😀 Chứng chỉ không phải là yếu tố bắt buộc phải có, nhưng nó có thể là một điểm cộng cho CV khi đi ứng tuyển vào các vị trí công việc liên quan tại các công ty phần mềm.

Nói đến chứng chỉ ISTQB thì sẽ bắt đầu với level Foundation (FL)- nền tảng đầu tiên để có thể thi các chứng chỉ tiếp theo trong hệ thống chứng chỉ ISTQB này. Trong hệ thống chứng chỉ của ISTQB có 3 nhánh 1 nhánh CORE thường thì nhiều người sẽ đi theo nhánh này, do đó phổ biến tiếp theo, sau khi đã có FL thì nhiều người người thường sẽ thi tiếp Advanced levels: Test Manager, Test Analyst, Technical Test Analyst. Hoặc, nhánh 2 liên quan đến Agile, vì vậy, một số khác có thể lựa chọn hướng khác cho Agile Tester – Foundation level và phát triển tiếp theo nhánh này. Còn một nhánh cuối cùng cho Specialist, nhánh này dường như là ít nhận được sự quan tâm của mọi người hơn so với hai nhánh trên, trong đó Test Automation Engineer thuộc nhánh thứ 3 Specialist.

Read More »

Làm sao để có một Test Automation Framework dễ sử dụng và bảo trì

Một trong những yếu tố đóng góp cho sự test automation đó là Test Automation Framework (TAF). Nhưng không phải cứ có TAF là dự án sẽ thành công, mà TAF cũng cần phải được xây dựng dựa trên những tiêu chí để đảm bảo tính dễ sử dụng, tài liệu hóa tốt, và khả năng bảo trì, hỗ trợ cách tiếp cận nhất quán cho các bài kiểm thử tự động.

Và để có được một TAF dễ sử dụng & bảo trì thì cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

Read More »

MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI LỰA CHỌN CÔNG CỤ KIỂM THỬ TỰ ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP

Trên thực tế, sẽ rất khó để có thể lựa chọn được công cụ test automation phù hợp hoàn hảo với nhu cầu của dự án mà không gặp bất cứ trở ngại hay khó khăn nào, nếu có thì là do chúng ta thật là may mắn mà thôi. 😀
Đôi khi ta sẽ phải cân nhắc và có những giải pháp, hành động cụ thể để có thể giải quyết được vấn đề sao cho tối ưu và phù hợp nhất.
Dưới đây là một số ví dụ về các vấn đề khi đánh giá công cụ và hướng giải quyết tham khảo, mời mọi người cùng đọc và thảo luận thêm nhé:

Read More »

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CỦA TEST AUTOMATION

Để có thể có được một dự án test automation thành công, trước khi bắt tay vào làm thì cần phải cân nhắc các yếu tố lớn dưới đây:

📌 Test Automation Architecture (TAA) – Kiến trúc hệ thống kiểm thử tự động.

– Kiến trúc hệ thống test automation phản ánh gần đúng nhất với kiến trúc của một sản phẩm phần mềm. Việc xây dựng kiến trúc của test automation cần xác định rõ ràng giữa các yêu cầu chức năng và yêu cầu phi chức năng.

Read More »

Một ít lý thuyết giới thiệu về Test Automation

Bài viết chia sẻ tóm tắt ngắn gọn lý thuyết về Test Automation (kiểm thử tự động) trong kiểm thử phần mềm, được tham khảo từ tài liệu Advanced Level Syllabus – Test Automation Engineer.

Bạn đọc thoải mái trao đổi và để lại bình luận phía dưới bài viết nhé!

✔ Trong kiểm thử phần mềm thì kiểm thử tự động là việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau:

– Sử dụng công cụ phần mềm để điều khiển và thiết lập các tiền điều kiện cho kiểm thử.

– Thực thi các bài kiểm thử.

– So sánh đầu ra thực tế và đầu ra dự kiến/mong muốn.

Read More »

KIỂM THỬ HIỆU NĂNG

Hiệu quả hiệu năng – hay hiệu năng là một trong những yếu tố cần thiết nhằm cung cấp một trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng khi sử dụng các ứng dụng phần mềm.

Kiểm thử hiệu năng sẽ thường đánh giá dựa trên ba yếu tố chính dưới đây, trên thực tế, sẽ tùy vào những nguy cơ được phát hiện và nhu cầu của hệ thống mà sẽ tập trung và ưu tiên xử lý tương ứng.

Read More »

Phương phương pháp tiếp cận toàn đội trong Agile (Whole-team approach)

Đội ngũ tham gia vào việc xây dựng, phát triển phần mềm theo mô hình Agile bao gồm các thành viên với các kỹ năng, kiến thức cần thiết như lập trình, kiểm thử, phân tích, quản trị cơ sở dữ liệu… các nhóm khác như khách hàng, và các bên liên quan khác. Với hướng tiếp cận toàn đội (Whole team approach) với mục tiêu đảm bảo tham gia đóng góp của toàn đội sẽ góp phần tạo nên sự thành công của dự án. Tuy nhiên, cũng khuyến khích xây dựng các nhóm không quá lớn, thông thường là từ 3 đến 9 người, được sắp xếp trong cùng một không gian làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương tác trực tiếp trong team.

Những ưu điểm của việc áp dụng Whole team approach này bao gồm:

Read More »

12 Nguyên tắc trong Agile

Để hiểu hơn về Agile concept, bên cạnh 4 tuyên ngôn của Agile thì 12 nguyên tắc này giúp thể hiện rõ hơn, cụ thể hóa hơn các giá trị cốt lõi của các tuyên ngôn đó. Cùng mình tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.

1️⃣. Thỏa mãn yêu cầu của khách hàng thông qua việc bàn giao sản phẩm phần mềm sớm và liên tục.

Agile team luôn cố gắng bàn giao sản phẩm đến khách hàng một cách thường xuyên và mỗi phiên bản bàn giao, phần mềm sẽ bổ sung thêm những tính năng mới so với các version cũ trước đó.

2️⃣. Chào đón những thay đổi trong yêu cầu, thậm chí là các yêu cầu thay đổi đến muộn.

Read More »