Làm sao để có một Test Automation Framework dễ sử dụng và bảo trì

Một trong những yếu tố đóng góp cho sự test automation đó là Test Automation Framework (TAF). Nhưng không phải cứ có TAF là dự án sẽ thành công, mà TAF cũng cần phải được xây dựng dựa trên những tiêu chí để đảm bảo tính dễ sử dụng, tài liệu hóa tốt, và khả năng bảo trì, hỗ trợ cách tiếp cận nhất quán cho các bài kiểm thử tự động.

Và để có được một TAF dễ sử dụng & bảo trì thì cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

👉 Cung cấp phương tiện báo cáo: báo cáo cung cấp các thông tin về chất lượng của hệ thống test (kết quả pass, fail, error,…), báo cáo cung cấp thông tin cho các tester tham gia, test manager, deverloper, PM… và các bên liên quan khác để có thể có cái nhìn tổng quan về chất lượng của sản phẩm.

👉 Dễ dàng khắc phục sự cố: cung cấp các cách để có thể dễ dàng khắc phục các trường hợp test faied, việc fail này có thể đến từ hệ thống test, từ TAS (Test Automation Solution), hay từ vấn đề môi trường test của chính test case đó.

👉 Xác định môi trường kiểm thử phù hợp: các công cụ kiểm thử phụ thuộc vào môi trường kiểm thử tương ứng, nếu không có sự kiểm soát môi trường test và test data thì việc thiết lập test có thể không đúng với yêu cầu và là nguyên nhân của các kết quả test sai.

👉 Tài liệu hóa các test case được tự động hóa: mục tiêu của test automation cần phải được mô tả rõ ràng và tài liệu hóa lại như: sẽ thực hiện automation phần nào của ứng dụng, mức độ, function hay non-function…

👉 Theo dõi các test case được tự động hóa: TAF nên hỗ trợ trong việc đi sâu vào chi tiết từng bước của test case.

👉 Có thể dễ dàng bảo trì: nguồn lực, nỗ lực dành cho việc bảo trì tỉ lệ thuận với sự thay đổi trong hệ thống test, và do đó các trường hợp cần phải dễ dàng phân tích, thay đổi và mở rộng.

👉 Giữ cho các trường hợp kiểm thử luôn được cập nhật mới nhất: cập nhật các trường hợp kiểm thử tự động mỗi khi có sự thay đổi hay thêm mới yêu cầu.

👉 Kế hoạch triển khai: Đảm bảo các test script có thể dễ dàng triển khai, thay đổi và triển khai lại.

👉 Loại bỏ các test khi cần: Đảm bảo rằng các test script có thể dễ dàng loại bỏ khi không cần sử dụng nữa.

👉 Theo dõi và phục hồi hệ thống test (SUT): SUT cần được theo dõi liên tục trong quá trình chạy các test case liên tục, khi hệ thống xảy ra những lỗi nghiêm trọng thì TAF cần có khả năng phục hồi, bỏ qua test case hiện tại và tiếp tục test với các case tiếp theo.

Ngoài ra có các yếu tố khác như không nên code phụ thuộc quá nhiều vào các giao diện dễ bị thay đổi, hay viết code fix cho những data test cụ thể nào đó, và môi trường ngữ cảnh đặc thù nào đó (sử dụng giờ hệ thống, các yếu tố mang tính địa phương, nội dung từ 1 ứng dụng khác)…

Tham khảo tài liệu: Advanced Level Syllabus – Test Automation Engineer

2 bình luận về “Làm sao để có một Test Automation Framework dễ sử dụng và bảo trì

  1. Hello b, tìm hiểu test tự động thấy bài b viết hay. M thấy có bài viết của bạn từ năm 2017, baì này năm 2023, b vẫn làm kiểm thử tự động chứ. M ngoài 30 mới bắt đầu học cái này, ko biết junior có tuyển ng ngoài 30 ko b

    Thích

    • Cảm ơn bạn đã dành thời gian ghé thăm và đọc bài viết của mình nha.
      1 Junior cho vị trí Auto test và đã ngoài 30, mình không nói tất cả nhưng có thể nhiều công ty sẽ hơi e ngại đấy. Theo quan điểm của mình, nếu trước giờ bạn vẫn làm manual test, thì hãy tiếp tục công việc này và tự dựng một Automation project cho chính công việc hiện tại đó của bạn => Làm tốt nó sẽ giúp cải thiện nhiều cho kĩ năng và kinh nghiệm về auto cho bạn. Nói chung sẽ phải nỗ lực hơn nhiều đấy. Chứ tự dưng mình mới học một chút mà đi ứng tuyển vào vị trí Junior Auto. thì ở thời điểm này khá là khó.
      Chúc bạn thành công nhé!

      Thích

Bình luận về bài viết này