Bạn test một chiếc bút như thế nào?

“Hãy đưa ra các trường hợp để có thể test một chiếc bút”, có thể khi nghe nói đến bài toán này thì các bạn sẽ cho rằng nó quá dễ để có thể đưa ra được hàng loạt các trường hợp đúng không nào? Vậy thì tạm dừng, lấy giấy và bút ghi lại ra xem được bao nhiêu gạch đầu dòng nào? Sau đó có thể đọc tiếp bài viết của mình và so sánh, hoặc các bạn có thể hỏi thêm bác Gu-gồ xem ý bác sao :v

Kết quả hình ảnh cho các loại bút

Trên thực tế, có nhiều thứ khi mà chỉ nghĩ không thì nó sẽ rất nhanh quên, hơn nữa có những cái nếu không được viết ra thì ta sẽ không biết được ô hóa ra là mình đã bỏ quên ý quan trọng đấy. Cái này mình cũng đã gặp rồi nên mình hiểu lắm.

Mình nghĩ là thỉnh thoảng tự đưa ra những bài toán cụ thể để áp dụng các kiến thức có được vào thực tế xem như thế nào, nhân tiện củng cố kiến thức và rèn luyện thêm tư duy của bản thân cũng là cái điều tốt, đừng bảo không có thời gian, vì chỉ cần bớt tí thời gian lướt Facebook là đảm bảo được luôn, có khi còn hơn cả mong đợi!

Bây giờ đi vào chủ đề chính, dưới đây là một số kịch bản mình sử dụng để test một chiếc bút, mình có tham khảo một vài chỗ cho đủ ý, trong đó có một số trường hợp thì chúng ta sẽ rất khó để có thể thực hiện kiểm tra được luôn (khi đọc các bạn sẽ thấy được các trường hợp này), chúng sẽ cần được kiểm tra ở môi trường đặc biệt nào đó hoặc trong phòng nghiên cứu – thử nghiệm sản xuất thì có khi mới làm được. Tuy nhiên cứ tưởng tượng và cứ đưa ra ý tưởng thôi, không vấn đề gì hết nhé! 😀

Chúng ta bắt đầu thôi.

Kiểm tra chức năng

1 Xác định bút này là loại bút gì, vì thực tế thì ta có nhiều loại bút, và nếu chỉ nói là bút không thì ta cần đưa ra cụ thể là ta định test cái loại bút nào, ví dụ như bút bi, bút mực, bút nước, bút chì,…
2 Kiểm tra tổng thể bên ngoài chiếc bút đó, chất liệu bên ngoài có thể là gỗ, nhựa, kim loại, hay là chất liệu khác gì đó tùy theo yêu cầu.
3 Cũng là về giao diện, sẽ cần kiểm tra đáp ứng các yêu cầu về chiều dài, chiều rộng, kích thước các kiểu của nó nữa.
4 Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra xem trọng lượng của bút có đúng như yêu cầu hay không?
5 Kiểm tra xem bút này có sử dụng nắp bảo vệ đầu bút không?
6 Ở đoạn mà tay mình sẽ cầm vào bút khi viết, có cái mút cao su bọc ở đó không, hoặc là vỏ bút đã được đúc viền để tránh trơn trượt khi cầm bút hay không?
7 Kiểm tra màu mực của bút có đúng mô tả cho cái bút đó hay không?
8 Kiểm tra xem thời gian mực khô là nhanh hay chậm? Có đúng với mô tả và yêu cầu hay không?
9 Kiểm tra kích thước của đầu bút có đúng với đặc tả hay không?
10 Kiểm tra thông tin về sản phẩm, công ty sản xuất, logo những thông tin khác được in trên bút có đúng với thông tin được yêu cầu, đưa ra hay không?
11 Kiểm tra khi mà nghiêng, lắc thì mực của bút có bị chảy ra ngoài hay không?
12 Kiểm tra khi mà bút dốc ngược trong một thời gian nhất định thì mực có bị trôi hoặc chảy ra ngoài không?
13 Kiểm tra bút viết có trơn và mực in ra có đều hay không?
14 Kiểm tra các loại bề mặt mà cây bút này có thể viết lên được, như bề mặt giấy, gỗ, nhựa, da… như yêu cầu hay không? Khi viết lên có dễ viết, mực có đều và nhanh khô không?
15 Kiểm tra trường hợp có thể xóa được chữ đã viết bằng cây bút đó hay không? – Bút chì thì dùng tẩy, bút bi thì dùng bút xóa… nhưng mà có cái bút viết xong lấy tay xóa được cơ =))
16 Kiểm tra khi mà sử dụng bút để viết, sau một thời gian chữ có bị mờ đi hay không? =.= nếu mà nó bị mờ đi do mực bốc hơi thì “phêu” (fail) là chắc rồi :v
17 Kiểm tra với trường hợp có sự tác động của nước, dầu hay chất lỏng nào đó lên bề mặt được viết bởi cái bút đó thì nó sẽ như thế nào? =.= cũng tùy yêu cầu và trường hợp cụ thể, ví dụ như bề mặt giấy mà đổ nước vào thì hỏng cả giấy chứ chưa nói gì đến mực, bề mặt kính, hay bảng viết gì đó có thể viết được thì dùng nước đổ lên thì nó có thể bị trôi đi chẳng hạn, nói chung là linh động! 😀
18 Kiểm tra tình trạng của mực bút sau một thời gian sử dụng xem nó như thế nào, có đáp ứng được yêu cầu hay không? =.= Cái này kiểu như mới viết có một tí mà đã hết mực rồi thì đúng là cần xem xét lại sản phẩm, có nhiều nguyên nhân như mực chảy ra nhiều quá khi viết, hoặc có loại bút mực bị vón cả cục xong dính đầy tay do không cẩn thận cũng có thể là nguyên nhân, hoặc mực bốc hơi nhanh chẳng hạn :v
19 Kiểm tra trường hợp viết được bao lâu và đến khi nào thì hết mực?– Phần này chủ yếu kiểm tra có lỗi nào trong việc đổ mực vào ngòi không ấy mà =)) 😀
20 Kiểm tra xem có thể thay được ruột bút, hay là bơm mực được cho bút hay không? (Ngày xưa mình là đứa chuyên mua ruột bút về thay cho bút bi, 1k mà được 5 cái ngòi lận, trong khi 1 cái bút đã 2k rồi :v)

Hình ảnh có liên quan

Kiểm tra hiệu năng

1 Kiểm tra khi bút và mực của bút được sử dụng hoặc để trong điều kiện nhiệt độ nào đó như nhiệt độ phòng bình thường, nhiệt độ cao, hoặc nhiệt độ thấp thì việc đáp ứng như thế nào? Hoặc trong những điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt như dưới 0 độ C hoặc trên 50 độ C thì có sử dụng được bút như bình thường hay không?
2 Kiểm tra khả năng hoạt động của bút khi mà sử dụng liên tục nhiều giờ liên tiếp, ví dụ sử dụng liên tục trong 10h chẳng hạn.
3 Kiểm tra khả năng hoạt động của bút khi được sử dụng ở những nơi có độ cao cao hơn bình thường hoặc thấp hợn bình thường, cái này chính là để kiểm tra khả năng hoạt động trong các điều kiện trọng lực khác nhau đó mà.
4 Kiểm tra khả năng hoạt động của bút khi được sử dung dưới áp suất khí quyển cao hoặc thấp hơn mức bình thường, vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến độ đều của mực. (Ý này đi tham khảo, chứ mình cũng không nghĩ ra được, với cả với điều kiện như chúng ta sẽ khó test trường hợp này)
5 Kiểm tra ma sát của bi (nếu là bút bi), hay khả năng chịu đựng của đầu bút bằng cách viết nhanh, mạnh và liên tục một khoảng thời gian nhất định nào đó.
6 Kiểm tra xem sau một khoảng thời gian không nắp đầu bút lại thì nó có bị khô, có viết được tiếp hay không?
7 Ngâm chìm bút trong nước, sau đó lấy ra rồi kiểm tra xem bút có dùng được nữa không, nếu là bút bi thì sẽ vẫn dùng được bình thường nhé, bút mực thì hên xui, tùy loại sẽ có yêu cầu khác nhau! 😀

 Kết quả hình ảnh cho viết

Kiểm tra độ bền

1 Kiểm tra độ bền của bút khi mà nó được thả rơi từ một độ cao nào đó thì có dễ bị vỡ hỏng hay không?
2 Ấn giữ bút (ngang, dọc) trên bề mặt cứng trong khi viết sau đó có thể kiểm tra lại xem có dùng được nữa không, chiếc bút chuẩn “men” thì sẽ không bị nứt vỡ hay hỏng hóc gì nhá.
3 Kiểm tra sức chịu đựng của cây bút này bằng cách đặt ở trên mặt bàn và có đồ vật nặng tác động hoặc rơi đè lên xem có bị hỏng hay vỡ không? (Kiểu như đang để trên bàn thì có kẻ vô ý nào đó ngồi lên, hoặc dẫm lên, nó có vỡ tan tành không ấy) :v

Kiểm tra tính sử dụng

1 Kiểm tra xem bút có được sản xuất từ các chất liệu có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường hay không? (Vấn đề ở đây là thế nào là thân thiện với môi trường? :v – là có thể tự phân hủy đóa 😀 )
2 Kiểm tra xem bút có được sản xuất từ các chất liệu không có hại cho người sử dụng hay không? (Còn vấn đề là, chất liệu nào sẽ gây hại cho người dùng?, phải tìm hiểu nhé)
3 Kiểm tra xem bút này có dễ dàng và thoải mái khi sử dụng đối với nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau hay không? (Trường hợp này phụ thuộc vào cảm tính của người test, nhưng mà có những cái bút không đạt thì đa số là nhiều người sẽ có phản ứng giống nhau :v)
4 Kiểm tra xem bút này có thoải mái khi cầm nắm, không trơn trượt khi cầm lâu để viết hay không? (Nhiều người cầm bút lâu sẽ bị ra mồ hôi tay, nên cầm bút thường hay bị trơn, khó viết…)
5 Kiểm tra độ mượt mà khi sử dụng bút để viết có đạt yêu cầu hay không?

Đó, phải viết ra thì mới biết là test cái bút đâu có đơn giản như chúng ta nghĩ, 😀 vấn đề bây giờ là bạn có nhớ được hết mấy cái bạn vừa đọc qua không? Kaka, làm sao mà nhớ được :v Vì vậy phải đọc nhiều lần ha.

Các bạn có muốn bổ sung thêm ý nào vào nữa không? Nếu có ý kiến thắc mắc hay đóng góp các bạn thoải mái để lại bình luận phía dưới cho mình nhé!

Chúc các bạn tuần mới vui vẻ!

 

Bình luận về bài viết này