CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CỦA TEST AUTOMATION

Để có thể có được một dự án test automation thành công, trước khi bắt tay vào làm thì cần phải cân nhắc các yếu tố lớn dưới đây:

📌 Test Automation Architecture (TAA) – Kiến trúc hệ thống kiểm thử tự động.

– Kiến trúc hệ thống test automation phản ánh gần đúng nhất với kiến trúc của một sản phẩm phần mềm. Việc xây dựng kiến trúc của test automation cần xác định rõ ràng giữa các yêu cầu chức năng và yêu cầu phi chức năng.

– Thông thường TAA được thiết kế để đảm bảo khả năng bảo trì, hiệu năng và khả năng học hỏi, điều này tạo điều kiện thuận lợi khi có sự tham gia của các kỹ sư khác có thể hiểu được kiến trúc của hệ thống phần mềm được kiểm thử (SUT – System Under Test).

📌 SUT Testability (System Under Test Testability) – Khả năng kiểm thử của hệ thống phần mềm

– SUT cần được thiết kế để có thể hỗ trợ thực hiện test automation. Trong trường hợp GUI testing (Kiểm thử giao diện)thì SUT cần tách rời nhiều nhất có thể giữa tương tác trên GUI với dữ liệu trên giao diện đồ họa. Còn với API Testing, thì cần có nhiều các classes, modules, hoặc command-line interface cần được chìa ra công khai để có thể thực hiện kiểm thử.

– Cần xác định các phần có thể test được trước, từ đó xây dựng và phát triển các test script từ các điểm dễ trước.

📌 Test Automation Strategy – Chiến lược kiểm thử tự động.

– Một chiến lược khả thi và đồng nhất của test automation nhằm giải quyết khả năng bảo trì và tính nhất quán của SUT.

– Khi hệ thống test phát triển được chia thành hai phần/giai đoạn thì chiến lược có thể khó thể áp dụng được cho cả hai phần này, do đó, cần phải cân nhắc về chi phí, giá thành và rủi ro khi áp dụng các chiến lược trên từng phần.

📌 Test Automation Framework (TAF)

– Test Automation Framework là một phần khá là dễ sử dụng, được ghi chép đầy đủ (well-documented) và có thể bảo trì, nó cung cấp một hướng tiếp cận nhất quán để thực hiện tự động hóa kiểm thử.

– Và để có thể thiết lập được một TAF dễ dàng sử dụng và đảm bảo tính bảo trì được, thì sẽ cần phải đảm bảo một vài các tiêu chí nhất định (và mình sẽ chia sẻ ở một bài viết khác).

Tất nhiên, sẽ có những trường hợp không thể đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí cần thiết nhưng càng nhiều các yếu tố có thể đáp ứng được, thì tỉ lệ thành công của dự án càng cao. Do vậy, trước khi bắt đầu dự án automation, việc phân tích và xác định được các yếu tố nào có thể đáp ứng được, các yếu tố nào không để có thể lường trước các rủi ro có thể gặp phải và lựa chọn một chiến lược phù hợp với đó là một việc vô cùng quan trọng.

Tham khảo tài liệu: Advanced Level Syllabus – Test Automation Engineer

Bình luận về bài viết này